CÂY SÂM ĐƠN (GỐI HẠC)

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Kim lê, bí đại, gối hạc tía, phi tử, mũn, mạy chia (Thổ), đơn gối hạc, củ đen, củ rối ấn

Tên khoa học: Leea rubra Blume

Thuộc họ: Gốc hạc (danh pháp khoa học: Leeaceae)

Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Cây Gối hạc là một loại cây gỗ nhỏ. Chúng thường mọc thành bụi dày, thẳng đứng có chiều cao từ 1 – 1,5m. Dược liệu phân thành nhiều cành. Thân dược liệu có hình zic zắc, tiết diện tròn, tồn tại với 6 – 7 cạnh lồi. Thân non chứa dịch nhầy, có màu xanh lục, xuất hiện nhiều chấm với màu tía. Gốc lóng phù to, có màu tía và có lông mịn màu trắng nhưng không nhiều. Khi già thân có màu xám đen, sần sùi. Lá dược liệu thường mọc cách nhau, có chất nhầy, kép lông chim 2 – 3 lần. Lá chét 3 -7.

Phiến lá hình bầu dục thuôn, có gốc nhọn hoặc tròn, đầu có đuôi nhọn. Lá có chiều rộng từ 4 – 6cm, chiều dài từ 9 – 12cm. Mặt trên của lá có màu xanh lục sậm, mặt dưới của lá xuất hiện với màu nhạt hơn. Gân lá có lông ngắn, mép lá có răng cưa nhọn. Lá kèm là hai phiến mỏng, có chiều dài từ 10 – 30mm, chiều rộng 3 – 5mm. Chúng dính vào hai bên dáy của cuống lá. Cụm hoa ngù, mọc đối diện với lá ở phía ngọn cành, có cuống màu đỏ hoặc không có cuống. Cuống dài 1,5 – 2,5cm, có rãnh dọc trên bề mặt và có nhiều lông mịn. Quả dược liệu có đường kính từ 6 – 7mm, hạt 4 – 6 và có chiều dài 4mm. Quả khi chín sẽ có màu đen. Mùa hoa quả vào tháng 5 – 10.

Phân bố

Cây Gối hạc thường mọc hoang ở vùng đồi núi. Dược liệu phân bố nhiều tại Campuchia, Malaysia, Indonexia, Ấn Độ và một số tỉnh thành ở Việt Nam: Hà Tiên, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Rễ cây Gối hạc

Thu hái: Chủ yếu vào mùa đông

Chế biến: Sau khi đào lấy rễ, rửa sạch dược liệu, phơi khô hoặc sấy khô để làm thuốc

Bảo quản: Để dược liệu tại những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm móc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản cây Gối hạc

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản cây Gối hạc

Thành phần hóa học

Chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu.

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Cây Gối hạc có tác dụng ngăn ngừa và điều trị một số bệnh lý sau:

  • Đau nhức xương khớp
  • Tê thấp
  • Thấp khớp cấp tính, thấp khớp mãn tính
  • Đau bụng
  • Rong kinh.

Theo y học cổ truyền

Dược liệu mang trong mình tính mát, vị đắng ngọt có tác dạng kháng viêm, sát khuẩn, thông huyết và giúp tiêu sưng.

Tính vị

Tính mát, vị ngọt đắng.

Qui kinh

Qui vào ba kinh phế, tỳ và vị.

Liều dùng và cách dùng

Liều dùng

Dùng 10 – 16 gram/ngày.

Cách dùng

  • Dùng trong: Sấy khô, phơi khô hoặc dùng tươi sắc lấy thuốc uống, nấu thành cao, ngâm rượu hoặc tán thành bột.
  • Dùng ngoài: Ngâm dược liệu với rượu để đắp ngoài.

Liều dùng và cách dùng cây Gối hạc

Kiêng kỵ

  • Phụ nữ có thai, người già thận yếu không nên dùng cây Gối hạc.

Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về tính vị, tác dụng dược lý, liều dùng và những bài thuốc chữa bệnh từ cây Gối hạc. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, nếu muốn sử dụng dược liệu và những bài thuốc chữa bệnh, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc những người có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.

nguồn st

Video clip

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Copy right NHÀ THUỐC NAM MINH HẰNG MỘC THIÊN