Tác dụng của Trâu Cổ

Mô tả cây dược liệu trâu cổ

1. Đặc điểm thực vật

Trâu cổ là loài thực vật dây leo, mọc bò và có rễ bám. Cây có nhiều nhánh, khi còn non thường có mủ trắng. Lá không có cuống, các lá ở gốc thường có hình tim và nhỏ như vảy ốc (nên còn được gọi là cây vảy ốc). Các lá trên có cuống dài và kích thước lớn hơn. Hoa mọc thành cụm, quả màu xanh và chuyển sang màu đỏ khi chín. Mùa hoa rơi vào tháng 5 – 10 hằng năm.

Một số hình ảnh về cây, quả trâu cổ (cây sộp):

 

CÂY TRÂU CỔ

Cây sộp có xu hướng mọc bò và leo nên còn được trồng để làm cảnh

trâu cổ

Quả trâu cổ (vương bất lưu hành) có vị ngọt, tính mát

2. Bộ phận dùng

Cành, lá, rễ và quả của cây được sử dụng để làm thuốc.

3. Phân bố

Cây có nguồn gốc ở Malaysia và Ấn Độ. Loài thực vật này thường mọc hoang nhưng cũng có khi được trồng để làm cảnh.

4. Thu hái – sơ chế

Thời điểm thu hái thường là vào mùa thu, sau đó khi hái về thì đem đồ chín và thái nhỏ. Thân và cành non có thể thu hái quanh năm, sau đó dùng tươi hoặc cắt nhỏ, phơi khô để dùng dần.

5. Bảo quản

Nơi khô ráo.

6. Thành phần hóa học

Quả có chứa 13% chất gôm, khi thủy phân cho fructose, arabinose và glucose. Ngoài ra, lá và thân cây có các thành phần hóa học như b-amyrin, taraxeryl aceatate, b-sitosterol, mesoinositol,…

Vị thuốc trâu cổ

1. Tính vị

  • Quả (vương bất lưu hành) có vị ngọt, tính mát.
  • Lá có vị chát, hơi chua, tính mát.
  • Dây có vị hơi đắng, tính bình.
  • Thân và rễ có bị hơi đắng, tính bình.

2. Qui kinh

Chưa có nghiên cứu.

3. Tác dụng dược lý

– Theo Đông Y:

  • Tác dụng: Quả có công dụng thông sữa, lợi thấp, cổ tính và tráng dương, Rễ và thân có tác dụng giải độc, hoạt huyết, hoạt lạc và khu phong. Lá có tác dụng tiêu thũng và giải độc.
  • Chủ trị: Đau lưngliệt dương, kinh nguyệt không đều, ung thũng, phong thấp, chữa di mộng tinh, lòi dom, tắc tia sữa, sang độc ung nhọt, nhức mỏi chân tay, đinh sang ngửa lở, tổn thương do té ngã, bồi bổ khí huyết,…
  • Có thể được dùng thay thế hoàng kỳ trong một số bài thuốc.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư phổi.
  • Nước sắc từ quả của trâu cổ có tác dụng hưng phấn cổ tử cung.
  • Những lưu ý khi dùng bài thuốc từ dược liệu trâu cổ

  • Dược liệu trâu cổ có tác dụng hưng phấn tử cung, vì vậy không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai.
  • Trâu cổ có tác dụng dược lý đa dạng và được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên để tránh các rủi ro khi sử dụng, bạn nên tiến hành thăm khám để được dược sỹ, bác sỹ, thầy thuốc tư vấn các bài thuốc phù hợp.

Video clip

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Copy right NHÀ THUỐC NAM MINH HẰNG MỘC THIÊN