Thục địa là gì? Tác dụng bổ thận, lợi huyết, ích tinh từ thục địa

Thục địa là gì?

Thục địa là củ (rễ) của cây thục địa hoàng, được trồng nhiều ở các vùng đồi núi cao, có khí hậu mát mẻ, chủ yếu ở Châu Á. Theo Đông y, dược liệu có vị ngọt pha lẫn đắng, tính hơi hàn, quy vào kinh can, thận, tâm. Thảo dược sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền Trung Quốc và Y học cổ truyền Đông Á.

Tên thường gọi: Sao tùng thục địa, Địa hoàng thán, Địa hoàng than,…

Danh pháp khoa học: Rehmannia glutinosa Libosch.

Thuộc họ: Hoa Mõm Chó – Scrophulariaceae.

Thục địa hoàng

Thục địa là thực vật có hoa, thân thảo, mọc sát mặt đất, nhìn giống như cây cải đất (cải trời), cao trung bình từ 20 – 30cm. Lá hình bầu dục, sần sùi, mọc đối xứng nhau, mép lá có các răng cưa. 

Rễ của cây là rễ củ, mỗi rễ có khoảng 5 – 7 củ, hình bầu dục và có màu đỏ nhạt. Củ là bộ phận sử dụng làm thuốc. Hoa màu tím nhạt, mọc thành từng chùm. Quả có hình giống quả trứng, bên trong là hạt nhỏ li ti có màu nâu nhạt.

Cách bào chế củ thục địa thành thuốc

Củ sau khi thu hoạch về rửa sạch, đem phơi khô làm thuốc. 

Cách chế biến:

Lấy 10kg thục địa khô cho vào nồi nấu chung với sa nhân, gừng khô, mỗi vị 2kg. Đun sôi với nhiệt độ cao để thảo dược giữ được hương vị cũng như tinh dầu. 

Sau khi đun sôi thì lấy ra ngâm với rượu khoảng 12 tiếng rồi đem phơi nắng. Cứ thực hiện như vậy khoảng 5, 6 lần là thu được sản phẩm. Khi làm lần cuối thì nên sấy hoặc phơi thật khô. 

Cứ khoảng 2 tuần làm liên tục như vậy là có thể thu hoạch được 1 mẻ dược liệu lớn. Khi được sấy khô và phơi nắng kỹ thì dược liệu sẽ có màu đen, cứng và thơm. 

Vị thuốc thục địa

Dược tính bổ thận của Thục địa

Thục địa có vị đắng, ngọt, tính hơi hàn và được quy vào can, thận, tâm nên có công dụng bổ thận, dưỡng âm, điều tiết kinh nguyệt, ho suyễn,…

Theo y học hiện đại, vị thuốc có tác dụng làm hạ đường huyết, hạ huyết áp, lợi tiểu, bảo vệ gan, kháng viêm, cầm máu.

Theo y học cổ truyền, dược liệu chủ yếu có công dụng bổ thận, tráng dương, tăng khả năng sinh tinh. Đây là thuốc tốt nhất để dưỡng âm. 

Thục địa bổ thận

Thục địa có tác dụng gì?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, thục địa có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ chữa bệnh. Trong vị thuốc này có chứa một số thành phần hóa học có lợi như: Iso Acteoside, glutinosa, Ajugol, Arginine, Aucubin, Catalase, Glucose, Leonuride, Catalpol, Rehmannin, Campesterol, Melittoside, Rehmanioside A, B, C, D,… 

Với những thành phần trên, vị thuốc có những tác dụng sau: 

Tăng cường hệ miễn dịch

Các tinh chất trong cây có khả năng kích thích miễn dịch một cách tự nhiên nên nó không gây hại đến tuyến thượng thận như các thuốc kháng sinh. 

Ngoài ra, nhiều nhà khoa học còn cho biết, thục địa có công dụng điều trị các bệnh về gan, tim mạch, cầm máu, kháng viêm,… rất hiệu quả nên được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh.

Chữa suy nhược cơ thể

Do chứa nhiều hoạt chất tốt, những người bị suy nhược cơ thể vì làm việc quá sức hay cơ thể yếu thì dùng dược liệu này rất tốt. 

Kiên trì thực hiện đều đặn sẽ tăng cường lưu thông máu, bổ sung lượng hồng cầu bị thiếu, từ đó sẽ cải thiện được tình trạng sức khỏe

Thục địa khô

 

Điều hòa kinh nguyệt

Thục địa có công dụng điều hòa kinh nguyệt rất tốt. 

Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn có khả năng điều trị các bệnh liên quan đến nam giới rất hiệu quả như: liệt dương, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,…

 

Bổ thận

Loại thảo dược này được biết đến là “thần dược” trị các bệnh về huyết, những người mắt kém, mờ, tóc bạc sớm, những người bị máu nóng, có tác dụng bổ thận, ôn hòa. 

Trị táo bón

Những người bị táo bón lâu ngày sử dụng thục địa rất tốt vì nó có tính mát, tính hàn nên trị bệnh táo bón rất hiệu quả. 

Một số bài thuốc bổ thận từ thục địa

Theo GS.TS. Đỗ Tất Lợi, thục địa có tác dụng chữa các bệnh về huyết rất tốt, nó có tính ôn và bổ thận, do đó người suy huyết, huyết kém nên dùng. 

Theo các nghiên cứu hiện đại, thành phần Aucubin, Rehmannin, Iso Acteoside trong thục địa giúp cường tinh, cải thiện sinh lý yếu do chức năng thận suy giảm. Do đó, dược liệu thích hợp dùng cho đàn ông mắc chứng thận hư, yếu tinh gây khó có con, giảm ham muốn tình dục,…

Nguồn St

Video clip

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Copy right NHÀ THUỐC NAM MINH HẰNG MỘC THIÊN