Đây là nhóm thực phẩm đầu tiên người mắc bệnh cường giáp cần kiêng ăn. Điều này được giải thích là do i-ốt sẽ làm tăng hoạt động của tuyến giáp, thúc đẩy tình trạng cường giáp nặng lên.
Thông thường, người mắc bệnh cường giáp thường được chỉ định điều trị bằng biện pháp i-ốt phóng xạ. Bệnh nhân có thể được khuyên nên ăn kiêng ít i-ốt trước khi điều trị.
Chế độ ăn ít i-ốt trước khi điều trị giúp tuyến giáp dễ tiếp nhận i-ốt phóng xạ hơn và tăng hiệu quả điều trị. Người bệnh sẽ cần tiếp tục duy trì chế độ ăn kiêng này cho đến khi hoàn thành quá trình điều trị.
Các thực phẩm nên kiêng bao gồm: muối i-ốt, rong biển, tảo hoặc một số loại hải sản...
Người bệnh nên chọn muối biển, muối thường không có i-ốt. Hạn chế ăn hải sản và rong biển vì những thực phẩm này rất giàu i-ốt.
Đối với trứng, do lòng đỏ trứng có hàm lượng i-ốt cao hơn lòng trắng trứng. Nên nếu ăn trứng, người bệnh nên chọn lòng trắng sẽ giúp giảm lượng i-ốt trong chế độ ăn hàng ngày.
Rong biển rất giàu i-ốt, người bệnh cường giáp không nên ăn.
Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa làm cho các triệu chứng bệnh cường giáp trở nên trầm trọng cũng như hạn chế tác dụng của các loại thuốc điều trị. Các loại chất béo này có nhiều trong thịt đỏ, bánh ngọt, thức ăn nhanh, các món chiên xào hoặc qua chế biến nhiều lần.
Người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao như: nước ngọt, nước trái cây nhiều đường, bánh kẹo…Ở người bệnh cường giáp có các dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa carbohydrate, ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết của cơ thể. Sử dụng đường nhiều cũng làm tăng mức độ hồi hộp, một triệu chứng hay gặp của bệnh.
Người bệnh cường giáp nên hạn chế đồ ăn chứa nhiều chất béo và đường.
Đậu nành làm giảm sự hấp thụ hormone tuyến giáp từ thuốc. Do vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng đậu nành nếu đang dùng thuốc tuyến giáp hoặc có tuyến giáp kém hoạt động. Tuy nhiên hạn chế không có nghĩa là phải kiêng hoàn toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn chế độ ăn tốt cho sức khỏe.
Khi sử dụng đậu nành, chỉ nên sử dụng khi sức khỏe tốt và ổn định, không nên sử dụng vào thời điểm bệnh tuyến giáp đang phát triển mạnh hoặc đang điều trị. Liều lượng sử dụng cũng chỉ nên ở lượng nhỏ, không quá nhiều và không quá thường xuyên.
Một số loại rau họ cải như: Cải xoăn, súp lơ, cải ngọt, bông cải xanh… khi ăn sống với số lượng lớn, các hợp chất goitrogenic trong những loại rau này có thể gây trở ngại cho chức năng tuyến giáp.
Vì vậy, để hạn chế tác động này, người bệnh nên nấu chín rau và ăn với số lượng vừa phải để tránh các vấn đề tiềm ẩn về cường giáp.
Dị ứng thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của cường giáp. Vì vậy, người bệnh nên chú ý tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, đặc biệt là những loại thực phẩm đã từng gây dị ứng cho bản thân.
Một số thực phẩm dễ gây dị ứng phổ biến là: sữa, trứng, gluten (từ lúa mì), ngô, đậu nành, một số loại hạt (hạt mắc ca, hạt thông, óc chó, hạt điều…), lạc, một số loại hải sản…
Một số loại hải sản dễ gây dị ứng.
Có 3 phương pháp cơ bản để điều trị bệnh cường giáp, đó là dùng thuốc, phẫu thuật và i-ốt phóng xạ. Trong đó, điều trị bằng i-ốt phóng xạ thường được chỉ định phổ biến. Để tăng cường hiệu quả điều trị, người bệnh cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Ăn những thực phẩm giàu chất xơ giúp nhuận tràng tránh táo bón. Uống nhiều nước để thải nhanh chất phóng xạ. Ngoài ra, cần nghỉ ngơi và tập luyện thể dục phù hợp.
(theo báo SKĐS)