Tác dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây tô mộc

1. Tổng quan về cây tô mộc

 

1.1. Hình dạng bên ngoài

Tô mộc hay còn được gọi là gỗ vang, tô phương, thuộc loại cây cao, thân có gai. Cây cao khoảng 7–10m, thân có nhiều gai. Cành cây non có lông mịn, có gai ngắn và những lỗ hình chấm trắng. Lá tô mộc thuộc loại lá kép lông chim, gồm 12 đôi hay hơn 12 đôi lá chét, hơi hẹp ở phía dưới, tròn ở phía đầu, mặt trên nhẵn và mặt dưới có lông.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm dài 10–15m, rộng 3–4cm, tràng hoa có 5 cánh mỏng màu vàng. Quả cây tô mộc hình trứng ngược, có hình thuôn dài dẹt, rất cứng, dài chừng 5–6cm và có hình dạng giống con dao bầu với sừng nhọn ở đầu. Bên trong quả cây tô mộc chứa 3–4 hạt màu nâu. Thông thường, mùa hoa vào khoảng tháng 4–6, mùa quả khoảng tháng 7–9.

Cây tô mộc mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta với khả năng chịu hạn tốt, ít sâu bệnh. Nó thường được dùng để nhuộm gỗ và làm thuốc. Dược liệu là phần gỗ của cây bỏ vỏ, chẻ mỏng và phơi khô.

1.2. Bộ phận dùng làm thuốc

Tô mộc là lõi gỗ của cây thảo dược này. Người ta thường chặt những cây già, đẽo bỏ phần vỏ bên ngoài và lấy phần gỗ đỏ ở bên trong. Sau đó cưa các phần gỗ thành từng khúc, làm thành từng thanh nhỏ và đem đi phơi hay sấy khô.

1.3. Liều dùng thông thường

Trung bình, liều dùng cây tô mộc khoảng 6–15g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Đây là loại thảo dược có khả năng dùng riêng biệt hay phối hợp cùng các vị thuốc khác. Đôi khi, các nhà dược liệu cũng chế thành cao lỏng và làm thuốc bôi ngoài.

Ở một số vùng, nhân dân còn dùng cây tô mộc để nấu nước uống hàng ngày.

cây tô mộc

Tô mộc có tác dụng trong các bệnh lý như hành huyết, thông lạc, giảm đau, bế kinh nguyệt bế, trĩ...

 

2. Cây tô mộc có tác dụng gì?

 

Theo Y Học Cổ Truyền:

  • Cây tô mộc có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, hoạt huyết, giảm sưng và chỉ thống.
  • Chủ trị chứng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, bế kinh, huyết trệ, tụ máu do sang chấn hay chấn thương,...

Theo nghiên cứu của dược học hiện đại:

  • Cây tô mộc có tác dụng kháng các loại vi khuẩn như: Staphylococcus, Shigella dysenteriae Shiga, Shiga flexneri, Shigella Sonnei, Bacillus subtilis,...Điểm đặc biệt là tác dụng kháng sinh của loại dược liệu này không bị ảnh hưởng nguyên nhân do dịch vị của dạ dày.
  • Hoạt chất bromelain trong cây tô mộc còn có tác dụng kháng histamin và duy trì tác dụng kéo dài của hormon tuyến thượng thận ở thực nghiệm với thỏ.
  • Nước sắc của cây tô mộc có khả năng khôi phục chức năng hệ tim mạch của ếch cô lập.
  • Loại dược liệu này có tác dụng giảm độc tố của một số loại thuốc kháng sinh như Quinin, Chlorpromazine,...

3. Các bài thuốc từ cây tô mộc

 

3.1. Hoạt huyết thông kinh

Dùng trong trường hợp phụ nữ huyết trệ bế kinh, đau bụng.

  • Bài 1 - Hoàn thông kinh: Cây tô mộc 6g, xích thược 12g, ngưu tất 12g, quy vĩ 12g, đào nhân 12g, hổ phách 2g, xuyên khung 6g, sinh địa 16g, hương phụ 6g, ngũ linh chi 8g và hồng hoa 6g. Đem tất cả nguyên liệu vừa chuẩn bị nghiền thành bột mịn, làm hoàn. Mỗi lần dùng khoảng 12g, ngày chia làm 2 - 3 lần uống, chiêu với nước đun sôi.
  • Bài 2: Tô mộc 12g, rễ bưởi 12g, rễ sim rừng 8g, rễ bướm bạc 12g và thiên niên kiện 8g. Sắc thuốc uống trong ngày.
  • Bài 3: Tô mộc 10g, uất kim 10g, nga truật 10g, nhục quế 10g và hồng hoa 10g. Sắc thuốc uống trong ngày.
  • Bài 4: Tô mộc 10g, sơn tra 10g, diên hồ sách 6g, ngũ linh chi 8g, quy thân 10g và hồng hoa 4g. Sắc thuốc uống trong ngày. Thuốc có tác dụng tốt trong chữa kinh nguyệt không đều hoặc đau bụng từng cơn sau sinh.
  • Bài 5: Tô mộc 10g, bạch đồng nữ 10g, mộc thông 10g và mai mực 12g (bỏ vỏ cứng, tán bột để riêng). Sắc 3 dược liệu lấy nước và uống với bột mai mực. Thuốc có tác dụng chữa phụ nữ bạch đới và nam giới tiểu đục.

3.2. Trừ ứ, trị chấn thương

Dùng cho các trường hợp chấn thương do đánh, ngã hay chảy máu cam.

  • Bài 1 - Bột bát ly: Cây tô mộc 20g, hồng hoa 8g, một dược 12g, xạ hương 0,4g, đinh hương 20g, nhũ hương 12g, đồng thiên nhiên 12g, huyết kiệt 12g và mã tiền chế 4g. Các vị thuốc nghiền và tán thành bột. Mỗi lần uống 4g, ngày chia làm 2 lần, uống với rượu trắng. Thuốc có tác dụng tốt đối với thương tích do ngã hay đòn đánh.
  • Bài 2 - Thuốc sắc nhị vị sâm tô: Tô mộc 6g và đảng sâm 12g. Sắc uống trong ngày. Thuốc có tác dụng trong điều trị các chấn thương ở phổi, nôn ra máu nhiều, mặt đen tức ngực và thở hổn hển.
  • Bài 3: Tô mộc sấy khô, tán thành bột, rắc vết thương. Trị các chấn thương gây chảy máu.
  • Bài 4: Tô mộc 8g, ké đầu ngựa 10g, tang chi 20g, tang ký sinh 15g, cối xay 10g, vòi voi 10g, cam thảo đất 10g và hoàng bá 10g. Sắc thuốc uống trong ngày. Thuốc điều trị chứng phong thấp thể nhiệt tý gây đau nhức nhiều.
  • Bài 5: Tô mộc 10g, ngưu tất 12g, đan sâm 12g, xuyên khung 12g, uất kim 8g, trần bì 6g, hương phụ 6g và chỉ xác 6g. Sắc thuốc uống trong ngày. Thuốc có tác dụng trong điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên nguyên nhân do sang chấn.

3.3. Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ mới mắc

Cây tô mộc có thể dùng để làm mềm, khô búi trĩ.

  • Bài 1: Tô mộc 30g, hoàng bá 20g, sa sàng 20g, ngũ bội tử 20g và binh lang 10g.
  • Bài 2: Tô mộc 30g, hoàng đằng 20g, hoàng liên 10g và ngũ bội 20g. Ngày đun 1 thang thuốc. Cách làm: Cho tất cả các vị thuốc vào ấm, đổ 2 lít nước đun sôi 10 - 15 phút rồi đổ thuốc đã đun ra chậu nước sạch. Sau khi đi đại tiện xong, rửa sạch hậu môn rồi ngâm thuốc trong khoảng 10 - 15 phút. Sau khi đã ngâm xong nằm nghỉ khoảng 10- 15 phút rồi mới đi lại.

cây tô mộc

Nước sắc của cây tô mộc có khả năng khôi phục chức năng hệ tim mạch của ếch cô lập

4. Lưu ý khi sử dụng cây tô mộc trong điều trị bệnh

 

  • Trước khi sử dụng cây tô mộc trong điều trị bệnh thì bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn hay thầy thuốc đông y uy tín.
  • Chống chỉ định sử dụng dược liệu tô mộc cho phụ nữ mang thai và người không mắc bệnh do ứ trệ.
  • Dược liệu tô mộc có thể gây ra một số tác dụng phụ hoặc phản ứng dị ứng. Trong trường hợp phát sinh các biểu hiện bất thường, bạn nên thông báo kịp thời với bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

Video clip

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Copy right NHÀ THUỐC NAM MINH HẰNG MỘC THIÊN